XÂY DỰNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỘNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ & QUẢNG NAM: TIẾP CẬN DỰA TRÊN QUYỀN

Việc bảo vệ các diện tích rừng tự nhiên hiện còn ở Việt Nam là một vấn đề cấp bách đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ các tổ chức lâm nghiệp và các tổ chức liên quan. Mặc dù đã có nhiều chính sách và thể chế cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên, nhưng rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá. Bởi vậy sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ rừng tự nhiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng bên cạnh các nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước. Chính vì vậy mà Quản lý rừng tự nhiên dựa vào cộng đồng là một giải pháp phù hợp cân đối giữa việc bảo vệ môi trường và những lợi ích của cộng đồng bản địa. Nó giúp chia sẻ lợi ích thu được từ rừng một cách công bằng và bền vững nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng bảo vệ diện tích rừng hiện còn. Ngoài ra, quản lý rừng tự nhiên dựa vào cộng đồng còn phù hợp với xu thế quản lý rừng bền vững, góp phần làm giảm những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu mà Nhà nước và cộng đồng quốc tế đang rất quan tâm.

 

Vấn đề đặt ra là làm thể nào để có thể phát huy hiệu quả các quyền và nghĩa vụ của người dân trong quản lý và bảo vệ rừng? Để giải quyết vấn đề này thì cách tiếp cận dựa trên quyền của người dân trong quản lý rừng là cần thiết. Tuy nhiên, để có thể thúc đẩy mạnh hơn nữa quá trình này thì cần tăng cường năng lực cho người dân cũng như các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ cũng như cần có các nghiên cứu sâu hơn để có thể cung cấp những bằng chứng cụ thể nhằm vận động chính sách cho vấn đề này.

 

Rosa Luxemburg (RLS) là một tổ chức chính trị của Đức, làm việc tại 16 quốc gia trên thế giới. Mục tiêu hoạt động của RLS ở Việt Nam là nhằm trợ giúp quá trình chuyển đổi của đất nước từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, RLS Việt Nam đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả môi trường. Để đáp ứng  nhiệm vụ này, RLS đã tài trợ  trung tâm C&E – một  tổ chức phi chính phủ có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để thực hiện dự án “Xây dựng năng lực quản lý rừng tự nhiên dựa vào cộng đồng: tiếp cận dựa trên quyền” tại miền Trung Việt Nam, điển hình là Thừa Thiên Huế và Quảng Nam là hai tỉnh miền núi có nguồn tài nguyên rừng phong phú cần có những mô hình thích hợp nhằm cân bằng giữa việc bảo vệ rừng và những lợi ích của cộng đồng dân tộc. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *