Quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực về sử dụng quyền và địa vị pháp lý của cộng đồng dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên ở miền Trung Việt Nam giai đoạn 2012-2014

Rừng cộng đồng đã tồn tại như là một phần của truyền thống địa phương, gắn các lợi ích của người dân với tín ngưỡng tâm linh và tôn giáo của cộng đồng và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và văn hóa của các nhóm dân tộc thiểu số. Để thúc đẩy lợi ích của cộng đồng và vai trò của họ trong sự bền vững của rừng, nhà nước Việt Nam đã và đang giao rừng cho cộng đồng quản lý và sử dụng lâu dài từ những năm 1990

Chi tiết

Tiếp cận trên quyền: Chuyện về quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Phú Mậu

Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hoá nghề rừng. Thừa Thiên Huế là một tỉnh ở vùng duyên hải miền Trung, với đất lâm nghiệp chiếm 60,7% tổng diện tích (307.201,8 ha, hiện trạng rà soát năm 2008), nên từ lâu đã rất quan tâm đến công tác này

Chi tiết

Một số giải pháp hỗ trợ cộng đồng sử dụng quyền và nghĩa vụ trong quản lý rừng tự nhiên tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam

Ngày 23.11.2012, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) đã phối hợp với các đối tác địa phương tổ chức hội thảo “Một số giải pháp hỗ trợ cộng đồng sử dụng quyền và nghĩa vụ trong quản lý rừng tự nhiên tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam” tại thành phố Huế.

Chi tiết

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý bền vững rừng tự nhiên cho cộng đồng dân tộc thiểu số tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam

Trong tháng 8 năm 2012, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) đã phối hợp với các đối tác tại địa phương tổ chức các lớp tập huấn “Tập huấn nâng cao năng lực sử dụng quyền và trách nhiệm cho cộng đồng dân tộc thiểu số trong quản lý bền vững rừng tự nhiên” cho người dân và chính quyền địa phương tại 4 xã vùng dự án thuộc hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam.

Chi tiết

Đánh giá thực trạng điều kiện dân sinh kinh tế và nhận thức về quyền và địa vị pháp lý của người dân khi tham gia quản lý bảo vệ rừng cộng đồng tại 2 tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế

Từ tháng 3 – 6 năm 2012, Trung tâm C&E đã phối hợp với các đối tác địa phương tiến hành thực hiện “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng địa phương: điều kiện kinh tế xã hội, nhận thức của người dân về quyền và địa vị pháp lý trong quản lý sử dụng rừng, về các chính sách quản lý rừng cộng đồng, sự tham gia vào quá trình giao đất giao rừng, các phương thức sinh kế dựa vào rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam”.

Chi tiết

XÂY DỰNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỘNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ & QUẢNG NAM – GIAI ĐOẠN 2012 – 2014

Quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua nâng cao nhận thức và năng lực cho đồng bào dân tộc thiểu số để cải thiện việc sử dụng quyền và địa vị pháp lý của họ đối với rừng tự nhiên.

Chi tiết

Tập huấn Nâng cao năng lực quản lý rừng cộng đồng – tiếp cận dựa trên quyền

Trong tháng 7 và 8 năm 2011, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) đã phối hợp với các đối tác tại địa phương tổ chức các lớp tập huấn “Nâng cao năng lực về quản lý rừng cộng đồng – tiếp cận dựa trên quyền” cho người dân và chính quyền địa phương tại 8 xã vùng dự án thuộc hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam

Chi tiết

“Thực trạng và Thách thức” trong xây dựng năng lực quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam

Trong tháng 10 và 11 vừa qua, Trung tâm Phát triển sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) đã phối hợp với các đối tác địa phương tổ chức hai hội thảo “Xây dựng năng lực quản lý rừng dựa vào cộng đồng – thực trạng và thách thức” tại 2 thành phố Huế và Tam Kỳ.

Chi tiết