TOT 2021 – KHÁM PHÁ CHUYỂN ĐỔI SINH THÁI XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC
Số 1: Nôi dung, Kiến thức liên quan tới SET
Tiếp nối thành công của khóa học Thúc đẩy lồng ghép các vấn đề sinh thái – xã hội và chương trình giáo dục năm 2020, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) sẽ tiếp tục tổ chức khóa tập huấn năm 2021 dành cho tập huấn viên nhằm hỗ trợ và chia sẻ việc lồng ghép các nội dung sinh thái xã hội vào công tác giảng dạy và các hoạt động cho sinh viên một cách sáng tạo và hiệu quả.
Khóa tập huấn “Khám phá chuyển đổi sinh thái xã hội trong giáo dục” đã diễn ra từ ngày 25/9 – 10/10/2021 với hình thức trực tuyến qua Zoom. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Lồng ghép và vận động nội dung Chuyển đổi Sinh thái – Xã hội (SET) trong giáo dục đại học ở Việt Nam” do Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) thực hiện với sự tài trợ của Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội.
Chương trình với sự tham gia của 61 giảng viên và thủ lĩnh thanh niên đến từ 26 trường đại học và 8 tổ chức thanh niên đã tập hợp để thảo luận và tìm hiểu về các vấn đề SET và các phương pháp sáng tạo để lồng ghép các vấn đề SET vào giáo dục.
Trong tuần đầu tiên của khoá tập huấn, học viên được học về chủ đề SET do Ths. Ngô Thị Phương Thảo – Điều phối viên của mạng lưới Làng sinh thái khu vực Châu Á, Thái Bình Dương và Ts. Chu Mạnh Trinh – Ban quản lý Cù Lao Chàm dẫn dắt. Thông qua các phương pháp tiếp cận mới học viên hiểu thêm về những điểm neo đậu của chuyển đổi sinh thái xã hội trong cơn khủng hoảng giữa dòng phát triển bền vững. Trong bài chia sẻ của chị Thảo đã đề cập tới khái niệm “SET là những sự thay đổi về chính trị, kinh tế xã hội và văn xóa với mục đích giải quyết khủng hoảng kinh tế xã hội sự chuyển đổi của xã hội hiện tại và mối quan hệ của nóvới tự nhiên”. Để hiểu rõ hơn về khái niệm của SET chị Thảo cũng đã đưa ra các mô hình mang hơi thở SET giúp học viên có những trải nghiệm chân thực hơn không chỉ là những lý thuyết khô khan. Từ đó mở ra những hướng tiếp cận và nghiên cứu sâu hơn về SET với những nghiên cứu bền vững liên ngành, tích hợp cả nghiên cứu tự nhiên và môi trường, nghiên cứu xã hội và môi trường, nghiên cứu công nghệ.
Khác với chị Thảo, Ts Chu Mạnh Trinh lại đem đến cho học viên một góc nhìn cận cảnh về SET trong dòng phát triển của vùng Quảng Nam, Đà Nẵng với sự đạn bện vào nhau là các hệ sinh thái biển, rừng và vùng đệm. Dòng chuyển của chuyển đổi sinh thái xã hội đang dần dần len lỏi và đi sâu vào trong các vùng khác nhau, ta thấy được các yếu tố của SET như công bằng xã hội, bảo tồn, phát triển văn hoá, môi trường, sinh thái và kinh tế đã được nhấn mạnh trong quá trình phát triển của vùng Quảng Nam, Đà Nẵng. Ở Việt Nam, khái niệm chính xác về SET vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng nhưng những hoạt động, hành vi hay chính sách đều mang hơi thở của SET.
Ngày thứ nhất, trong khoá tập huấn học viên được tiếp cận SET ở những khung lý thuyết hay những mô hình mang hơi thở SET thì ngày hai của khoá tập huấn lại là những chủ đề liên quan tới SET.
Ngày hai với sự góp mặt của Ts Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội chia sẻ về chủ đề Kinh tế tuần hoàn. Đây là chủ đề đang rất được quan tâm hiện nay nhằm hướng tới nền kinh tế xanh không rác thái. Bài chia sẻ của cô Tuyến để lại ấn tượng sâu sắc với học viên, có thể hiểu Kinh tế tuần hoàn không chỉ là không rác thải và còn là một nền kinh tế giảm tiêu thụ tài nguyên và tận dụng tối đa nguyên vận liệu trong vòng lặp khép kín, áp dụng khoa học công nghệ để đạt được hiệu quả kinh tế nhưng giảm khai thác và tiêu thụ nguyên vật liệu đầu vào. Đặc biệt là chú trọng tới với tư duy thiết kế hệ thống trong nền kinh tế hiện nay.
Với học 61 học viên tham gia khoá tập huấn thì hẳn không quên được bài chia sẻ về Không gian sinh thái gắn với cộng đồng của chị Nguyễn Huệ Phương – Sân chơi trong phố Think Playground. Với câu hỏi Thế nào là một không gian sinh thái? Liệu rằng không gian sinh thái là không gian có nhiều cây xanh? Đúng! Nhưng chưa đủ. Chị Phương có chia sẻ, không gian sinh thái là một không gian cần có yếu tố về cây xanh nhưng cần có thêm yếu tố về xã hội, văn hoá và phải có sự gắn kết với cộng đồng ở đó. Với kinh nghiệm trong việc tạo ra các sân chơi trong phố chị chia sẻ: Con người trong không gian sinh thái cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển không gian sinh thái.
Trong 3 tuần học với 4 ngày học, 61 học viên cũng bước đầu tiếp cận với những nội dung về SET ở nhiều cấp độ và quy mô khác nhau từ lý thuyết đến thực hành cụ thể và đến những chủ đề nhỏ hơn trong SET. Học viên cũng đánh giá cao khoa tập huấn, dù bị hạn chế về mặt thời gian hay hình thức học trực tuyến nhưng khoá học cũng đã góp phần khơi gợi lên những vấn đề liên quan tới SET để học viên tiếp tục tìm học và thực hành sau này.