TOT 2021 – KHÁM PHÁ CHUYỂN ĐỔI SINH THÁI XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC (TIẾP…)

Số 2: Lồng ghép SET và trong chương trình giáo dục

Tập huấn TOT 2021 được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, bên cạnh quan tâm tới nội dung liên quan tới SET thì việc lồng ghép và đưa SET đến với sinh viên hiệu quả và sáng tạo cũng BTC nhấn mạnh.

Giới thiệu các phương pháp giảng dạy tích cực và sáng tạo cũng là một nội dung mà khoá tập huấn muốn truyền tải tới các bạn học viên. Trong quá trình giảng dạy, các giảng viên của khoá học cũng đã lồng ghép các phương pháp và công cụ khác nhau để tạo sự đa dạng và phong phú tránh nhàm chán như: Jamboard, Miro, Google slide, ….

Tuần đầu tiên khoá tập huấn thiên về kiến thức thì tuần thứ 2 lại là không gian để học viên áp dụng những gì đã học vào trong bài giảng thực tế. Để có thể cũng cố thêm những phương pháp, kỹ năng cho học viên trong việc lồng ghép SET vào trong chương trình giảng dạy có sự tham gia của anh Đàm Thanh Tùng – Sáng lập và điều hành AT School và anh Trương Minh Đến – Nguyên phó giám đốc Trung tâm CODES.

Bắt kịp với xu hướng học trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid, anh Tùng đã đem đến cho học viên một góc nhìn khác trong việc học trực tuyến. Khi nhắc đến học trực tuyến mọi người thường tạo một cảm giác khô khan, chán, không thú vị, mệt mỏi và không tập trung nhưng anh Tùng đã đem đến cho học viên những vẻ đẹp của việc học trực tuyến, những lợi ích mà mọi người đã quên mất từ đó có thể có thêm những động lực vượt qua những khó khăn thử thách trong giai đoạn đầu chuyển từ học trực tiếp sang trực tuyến. Anh Tùng có nhấn mạnh để tạo được sự hứng thú cho người học trực tuyến thì bản thân người dạy/ giáo viên phải là người yêu thích việc dạy học trực tuyến. Bởi vì, khi chúng ta có năng lượng gì thì sẽ truyền tới học viên năng lượng đó.

Để tạo môi trường cho học viên có thể áp dụng được những phương pháp đã học vào trong giảng dạy thì anh Trương Minh Đến có một bài chia sẻ về “Cách xây dựng bài giảng 50 phút có lồng ghép các nội dung về SET và sử dụng phương pháp đổi mới, sáng tạo”. Phần lớn người tham gia đều là giảng viên đại học hay là những người đào tạo nên học cũng rất quen thuộc với việc xây dựng các bài giảng 50 phút cho sinh viên. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm thể nào để lồng ghép được các nội dung về SET vào trong môn học mình dạy và thu hút được sự chú ý của sinh viên. Anh Đến có nhấn mạnh, bài giảng 50p cần được chia thành các phần nhỏ như 5 phút tạo động lực, 10 phút giới thiệu nội dung 30 phút tập trung nội dung chính và 5 phút để tổng kết. Việc chia nhỏ thời gian và áp dụng các hình thức giảng dạy khác nhau sẽ tạo sẽ mới lạ và thúc đẩy sự tham gia của sinh viên hơn.

Trong khoá tập huấn, phương pháp được giới thiệu và lặp lại nhiều nhất là Mô hình thay đổi hành vi và Học qua trải nghiệm với phần chia sẻ của chị Ngô Thị Phương Thảo. Học qua trải nghiệm ở đây không nhất thiết phải là triểm nghiệm thực tế của cá nhân mà còn là những trải nghiệm từ người khác (trải nghiệm trực tiếp và gián tiếp). Tuỳ từng điều kiện cụ thể người dạy có thể áp dụng hình thức cho phù hợp.

Ngày cuối cùng của khoá tập huấn là không gian dành cho học viên thực hành giảng thử bài giảng đã được chuẩn bị chỉ trong khoảng 2 tuần tập huấn với sự tham gia dự thính thêm của 20 người không phải là học viên khoá học. Với 3 chủ đề, không gian sinh thái, kinh tế tuần hoàn và nông nghiệp sinh thái, học viên đã nhận được sự đánh giá cao từ giảng viên và người tham gia dự thính. Kết quả ban đầu của khoá tập huấn đã được hoàn thành và học viên tham gia cũng đánh giá rất cao khoá tập huấn. Hy vong rằng C&E có thể tiếp tục thực hiện các khoá học bổ ích như thế trong các năm tiếp theo. 61 học viên tham gia mong muốn được trải nghiệm thực tế ở dưới các mô hình cụ thể trong tương lại.