CUỘC THI “CẢI THIỆN VIỆC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC” LẦN VI

Từ năm 1997, SJWP trở thành một giải thưởng quốc tế được trao cho các nhà khoa học trẻ ở lứa tuổi học sinh của các quốc gia trên thế giới có những đề án hoặc những công trình nhằm mục đích cải thiện tình trạng sinh thái trong môi trường nước. Cuộc thi này được tiến hành hàng năm ở mỗi quốc gia. Người được giải thưởng cao nhất ở cấp quốc gia sẽ được tham dự cuộc thi quốc tế tại Thụy Điển.

Năm 2003, lần đầu tiên, cuộc thi này được tổ chức tại Việt Nam với sự tài trợ của Sida, cuộc thi đó được các em học sinh trên cả nước nhiệt liệt hưởng ứng với 183 bài dự thi thuộc 17 tỉnh. Cuộc thi lần thứ 2: 1993 bài thuộc 34 tỉnh. Cuộc thi lần thứ 3: 885 bài thuộc 15 tỉnh. Cuộc thi lần thứ 4: 1221 thuộc 15 tỉnh. Cuộc thi lần 5 : 2761 bài thuộc 17 tỉnh, thành phố.

 

II. Thể lệ cuộc thi

1. Tên cuộc thi: Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước

 

2. Cơ quan đồng tổ chức:

 Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo Khoa học & Đời sống.

3. Cơ quan tài trợ: ) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ Điển (Sida).

Đồng thời Ban tổ chức mong nhận được sự tài trợ của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.

4. Cơ quan quản lý:  Tổng cục Môi trường

 

5. Mục đích cuộc thi:

         Khuyến khích tinh thần tập sự, sáng tạo nghiên cứu khoa học.

         Cổ vũ, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng thông qua chủ đề Nước.

         Tìm kiếm tài năng trẻ.

         Hưởng ứng cuộc thi quốc tế Giải thưởng Stockholm về nước dành cho lứa tuổi học sinh.

 

6. Đối tượng dự thi:

Học sinh các trường trung học phổ thông hoặc trung học dạy nghề của Việt Nam, dưới 20 tuổi (sinh năm 1990 trở đi). Học sinh dự thi với tư cách cá nhân hoặc nhóm, nhưng không quá 3 người.

 

7. Nội dung cuộc thi:

Người dự thi đề xuất và thực hiện các sáng kiến hoặc giải pháp khoa học có ý nghĩa lý thuyết hoặc ứng dụng thực tiễn, thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cải thiện chất lượng nước, quản lý và bảo vệ nguồn nước, sản xuất nước sạch và xử lý nước thải, tiết kiệm nước, … tại cộng đồng ở địa phương hoặc ở phạm vi rộng hơn.

 

8. Thời gian dự thi:

– Ban tổ chức nhận bài dự thi từ ngày  01/11/2008 đến hết ngày 30/4/2009 (tính theo dấu bưu điện).

– Bài dự thi bắt buộc phải có kèm theo bản đăng ký dự thi.

– Kết quả cuộc thi được công bố vào ngày 5/6/2009.

– Bài dự thi gửi về: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, tầng 9 Khách sạn Công Đoàn, số 14 Trần Bình Trọng, Hà Nội (bài dự thi có dán tem).

 

9. Giải thưởng:

– Bao gồm 1 giải Nhất, 03 giải Nhì, 06 giải Ba, 15 giải Khuyến khích và 05 giải Tập thể.

– Các giải được trao bằng khen và tiền Việt Nam với tổng giá trị 43.000.000VNĐ

– Cơ cấu giải thưởng có thể thay đổi tuỳ theo kết quả cuộc thi nhưng tổng giá trị các giải không thay đổi.

 

10. Xét giải:

Để xác định các giải Nhất, Nhì, Ba, Ban giám khảo sẽ chọn ra 10 đề án được xếp điểm cao nhất để đánh giá cụ thể. Tác giả hoặc đại diện nhóm tác giả của 10 đề án đó cùng giáo viên hướng dẫn (nếu có) sẽ được mời về Hà Nội dự phỏng vấnt giải trước khi tổ chức Lễ trao giải.

 

III. Một số yêu cầu đối với bài thi và người dự thi

 

1. Về nội dung

A. Phần thông tin: Ghi đầy đủ theo mẫu đăng ký dự thi (phần cuối)

 

B. Phần đề án:

 

a. Tính phù hợp:

+ Phải nhằm vào những vấn đề cấp thiết trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước.

+ Phải góp phần cải thiện chất lượng môi trường nước phục vụ cuộc sống của con người.

+ Đề xuất được các giải pháp mới cho các vấn đề cấp thiết nêu trên.

+ Góp phần nâng cao nhận thức và kết hợp giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội liên quan đến nguồn nước.

+ Thử nghiệm và áp dụng được trong thực tiễn.

 

 b. Tính sáng tạo:

 Phải thể hiện tính sáng tạo trong cách đặt và giải quyết vấn đề, trong phân tích số liệu, trong thử nghiệm, trong cách thức tiếp cận và giải thích cho các bên liên quan hiểu vấn đề.

 

 c. Phương pháp khoa học:

+ Sử dụng cách tiếp cận khoa học, chính xác, cụ thể, rõ ràng.

+ Xử lý tài liệu chính xác và đưa ra những kết luận khoa học.

+ Các luận cứ, luận chứng, luận điểm có tính thuyết phục.

+ Đề xướng những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

 

 d. Khả năng thao khảo tài liệu:

 + Phải chỉ rõ các nguồn tài liệu tham khảo tin cậy qua một danh mục tài liệu tham khảo.

+ Danh mục này phải đầy đủ và phù hợp với các mục tiêu của đề án.

 

 e. Kỹ năng thực hành:

 + Biết sử dụng các công cụ đo lường hoặc công cụ điều tra xã hội học.

 + Biết sử dụng các thiết bị hỗ trợ cho nghiên cứu.

 

f. Trình bày đề án:

+ Trình bày đề án một cách khoa học, hợp lý và rành mạch.

+ Văn phong dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn.

+ Phần đầu của đề án phải có mô tả ngắn gọn.

 

2. Về hình thức

 – Bài dự thi phải được đánh máy hoặc viết tay sạch sẽ trên giấy khổ A4 hoặc giấy thếp học sinh và đóng quyển.

 – Có hình ảnh minh hoạ kèm theo (đồ thị, bảng biểu, tranh, ảnh) không vượt quá 5 trang.

 – Tổng số không vượt quá 20 trang.

 

IV. Ban tổ chức cuộc thi quốc gia:

1. Ông Nguyễn Ngọc Sinh- Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức;

2. Ông Nguyễn Công Quang – Phó Giám đốc Trung tâm Nâng cao nhận thức cộng đồng – Tổng cục môi trường, Phó Trưởng ban;

3. Bà Nguyễn Thị Sơn- Chuyên viên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ viên;

4. Ông Nguyễn Minh Quang- Tổng biên tập báo Khoa học và Đời sống,

 Uỷ viên;

5. Bà Đỗ Thị Huyền- Đại sứ quán Thuỵ Điển, Uỷ viên;

 

V. Hội đồng giám khảo cuộc thi

Bao gồm các nhà khoa học và các chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu và quản lý liên quan đến vấn đề nước và bảo vệ môi trường.

 

VI. Cuộc thi quốc tế

Bài được giải nhất Cuộc thi quốc gia được gửi đi tham dự Cuộc thi quốc tế tại Stockholm Thụy Điển. Ban tổ chức cuộc thi cố gắng vận động tài trợ để đưa cả nhóm hoặc đại diện của nhóm đoạt giải nhất đi Thuỵ Điển dự thi quốc tế.

 Người chiến thắng trong cuộc thi quốc tế sẽ được nhận giải thưởng trị giá 5.000USD và một bức tượng pha lê. Lễ trao giải sẽ có sự hiện diện của Hoàng gia Thuỵ Điển.

Theo vacne.org.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *