KIỀN BA CHÂN TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG

Buổi tọa đàm có sự tham gia hầu hết các thành phần liên quan như: cộng đồng thôn, ban quản trị thôn, cán bộ kiểm lâm địa bàn, UBND xã, cán bộ lâm nghiệp xã, hạt kiểm lâm,…Các thành viên đã nghe đại diện ban chủ nhiệm các CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường báo cáo những hoạt động trong thời gian qua trong công tác bảo vệ rừng từ mô hình CLB như: tăng cường phòng cháy chữa cháy (PCCC), tuần tra bảo vệ rừng, sinh hoạt định kì CLB, hay xây dựng qui ước bảo vệ rừng cộng đồng,…Các đại biểu tham dự rất ghi nhận những thay đổi tích cực trong nhận thức và năng lực của thành viên CLB.

Trong các cuộc họp, sinh hoạt của Chi bộ thôn thì ban quản trị thôn đều mời đại diện Ban chủ nhiệm CLB tham dự và chia sẻ những kết quả hoạt động. Đồng thời CLB nói những khó khăn và cùng tìm hướng giải quyết. Ban quản trị thôn và CLB luôn có sự gắn kết chặc chẽ với nhau. Trong các trường hợp phát hiện kẻ xấu xâm hại đến rừng của cộng đồng thì Ban quản trị thôn sẽ có thông báo, nhờ sự hỗ trợ của xã.

Ông ALăng Cung – Chủ tịch UBND xã Zà Hung, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam chia sẻ “UBND xã luôn theo sát hỗ trợ các hoạt động của CLB, trong các trường hợp gặp lâm tặc thì đề nghị người dân nên bình tĩnh và không gây mâu thuẫn. Vì có thể nguy hiểm đến tín mạng, và Ban chủ nhiệm CLB nên báo cáo với thôn và xã để có sự ứng phó kịp thời, an toàn nhất.”

CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường, Ban quản trị thôn và UBND xã là những thành phần liên quan trực tiếp, gần nhất với rừng tại địa phương. Do đó, một cơ chế phối hợp tốt giữa ba thành phần trên sẽ tạo nên một kiền ba chân vững chắc giúp quản lý và sử dụng rừng tốt hơn. Qua đó, góp phần nâng cao sinh kế cho người dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *