Hội thảo: Quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân

Hội thảo đã thu hút được gần 70 đại biểu tham gia đến từ 10 tỉnh thành trong cả nước đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương, các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, và đặc biệt là cộng đồng địa phương những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý rừng cộng đồng trong thời gian qua.

Hội thảo đã nhận được 20 bài tham dự và được nghe 10 bài tham luận. Các ý kiến trao đổi rất cơ bản và sâu sắc từ thực tiễn về các nội dung như quá trình quản lý rừng cộng đồng, điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức, chính sách, quyền lợi của cộng đồng, hạn chế của cơ chế hưởng lợi, kinh nghiệm giao rừng cộng đồng và giao khoán rừng, cải thiện bảo vệ rừng và sinh kế, đặc biệt là 3 báo cáo của 3 đơn vị tiêu biểu trên 3 vùng miền trên cả nước.

Trong hội thảo, các báo cáo viên và đại biểu đều thống nhất giao rừng CĐ là mô hình tốt, góp phần phát triển LNCĐ, phát triển thôn bản, kiến thức bản địa và truyền thống địa phương. Các dự án trong và ngoài nước hỗ trợ đầu tư, tạo sinh kế giảm chặt phá rừng… khẳng định rừng được QLBV tốt hơn trước. Những nơi chưa tốt do người dân chưa tích cực tham gia vì quyền của họ chưa được đảm bảo. Có 8 quyền khi giao rừng nhưng thực hiện các quyền này mới ở mức chung chung, chưa khẳng định được thực hiện tốt. Ví dụ: dân được đào tạo, hưởng lợi các mặt, dự án đầu tư, nhưng hạn chế quyền nhiều hơn là thực hiện, ví dụ: cơ chế hưởng lợi ko khả thi, gặp nhiều khó khăn do cách đánh giá tài nguyên trước khi giao để xác định, đặc biệt khoán QLBVR quá thấp. Đại bộ phận rừng giao là nghèo mới phục hồi mà người dân vốn dĩ nghèo, thiếu nguồn lực đầu tư để phát triển lâm sản ngoài gỗ. Cộng đồng không có tư cách pháp nhân. Các chính sách vẫn tập trung quyền lợi nhà nước, ít đến người dân. Nhiều nơi mang tính cá nhân do hạn chế của cộng đồng và quyền lợi của cộng đồng chưa được quan tâm. Nếu không có dự án đầu tư thì sẽ như thế nào? Khi dự án đầu tư kết thúc thì đi đến đâu?

 

Qua Hội thảo này một lần nữa mong muốn nhà nước có chính sách, giải pháp thiết thực để phát triển lâm nghiệp cộng đồng trong thời gian tới tốt hơn. Chính phủ rất quan tâm đến giao rừng cho cộng đồng, ủng hộ cho các tổ chức quốc tế tài trợ thử nghiệm các mô hình ở các địa phương và từ đó rút ra các kinh nghiệm. Tuy nhiên cần phải có nghiên cứu đánh giá, tổng kết các mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam từ cách tiếp cận dựa trên quyền để đưa ra kiến nghị cụ thể về chính sách.

Một số đề xuất chính của Hội thảo:

1. Tiếp tục tăng cường giao rừng cho người dân, cộng đồng

2. Có chính sách cụ thể cho quyền lợi cộng đồng, mạnh dạn phân cấp xuống địa phương và quyền lợi cộng đồng

3. Tăng phí cho người dân về QLBVKNTS, tăng suất đầu tư chi trả.

4. Địa vị pháp lý cho cộng đồng

5. CS hỗ trợ vốn và tín dụng cho cộng đồng từ nhà nước/ TCQT

6. Cây trồng quý/ bản địa trong cộng đồng

7. Sau giao rừng có chính sách hậu giao rừng.

8. Tăng cường năng lực cho cộng đồng, đầu tư cán bộ chuyên trách về QLBV rừng, ngăng chặn kịp thời vi phạm

9. Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực về tiếp cận dựa trên quyền của người dân đối với rừng tự nhiên

10. CS khai thác gỗ gia dụng và thương mại phù hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *