Tiếp cận trên quyền: Chuyện về quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Phú Mậu

 sách Tại đâyTải sách Tại đây

Giới thiệu sách

Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hoá nghề rừng. Thừa Thiên Huế là một tỉnh ở vùng duyên hải miền Trung, với đất lâm nghiệp chiếm 60,7% tổng diện tích (307.201,8 ha, hiện trạng rà soát năm 2008), nên từ lâu đã rất quan tâm đến công tác này. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác, hoạt động giao rừng cho cộng đồng quản lý ở đây cũng gặp phải những khó khăn nhất định: Người dân thiếu tích cực và rừng thì vẫn tiếp tục bị xâm hại. Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý ở thôn Phú Mậu, xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trường hợp như vậy.

 

Nhận biết được điều đó, từ năm 2006, Chi hội Bảo tồn Thiên nhiên Thừa Thiên Huế (NC) đã cùng với người dân địa phương xây dựng mô hình “Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên bền vững dựa trên quyền của người dân” với sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường Sida – SEF (nay là Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường – C&E) cùng chính quyền và các ban ngành tại địa phương. Đến nay, qua 5 năm thực hiện (2006-2011), mô hình này đã thu được những thành công đáng kể: Rừng tự nhiên trên địa bàn thôn không những được quản lý, bảo vệ hiệu quả mà còn được làm làm giàu thêm; giá trị cảnh quan, sinh thái môi trường, kinh tế của rừng được gia tăng đã đem lại nhiều lợi ích thực sự cho người dân địa phương.

Góp phần vào thành công này còn có sự hỗ trợ của các tổ chức địa phương như Trung tâm Tư vấn và Nghiên cứu quản lý tài nguyên (Corenarm); Trung tâm Khuyến nông, khuyến lâm tỉnh; Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông lâm, Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông…

Trên cơ sở kinh nghiệm đã tổng kết, Trung tâm Phát triển sáng kiến cộng đồng và Môi trường phối hợp với Chi hội Bảo tồn Thiên nhiên Thừa Thiên Huế biên soạn cuốn sách “Tiếp cận dựa trên quyền – Chuyện về quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Phú Mậu” nhằm giới thiệu với các cộng đồng cư dân đang sống ở ven rừng tự nhiên như Phú Mậu để tham khảo và học tập những kinh nghiệm thiết thực trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên tại địa phương mình.

Qua cuốn sách này, chúng tôi cũng muốn giới thiệu tới các cơ quan quản lý, các nhà khoa học, các tổ chức xã hội và cộng đồng những nỗ lực, phương pháp và cách thức mà người dân ở đây đã thực hiện để quản lý, bảo vệ và phát huy hiệu quả vốn rừng nhà nước giao cho họ quản lý.

Xin chân thành cảm ơn Rosa Luxemburg Stiftung (Đức) đã hỗ trợ về tài chính để cuốn sách này được ra đời và xuất bản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *