Sổ tay ứng phó BĐKH cho cộng đồng đô thị

 

Ấn phẩm do Khoa Quy hoạch Đô thị và Thiết kế không gian thuộc Đại học Công nghệ Brandenburg Cottbus (Đức) và Tổ chức Hành động vì Môi trường và Phát triển (Enda Việt Nam) thực hiện dựa trên kinh nghiệm thực hiện Dự án thí điểm thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại TP HCM.

Nội dung ấn phẩm trình bày về phương pháp tiếp cận của một cộng đồng đô  thị tại TP HCM và những công cụ đã áp dụng cho các cộng đồng khác có hoàn cảnh tương tự, cũng như cho các tổ chức xã hội dân sự và cơ quan chính quyền địa phương để có thể hỗ trợ quá trình thích ứng trong môi trường mà họ chịu ảnh hưởng.

Sổ tay là tài liệu tập hợp những hướng dẫn cơ bản về cách thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu

Chẳng hạn, để ứng phó với ngập lụt, các cá nhân, tổ chức, cộng đồng có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật giản đơn như xây bậc ngăn nước, xây các mương/rãnh nước để thu gom và thoát nước mưa, nâng nền nhà tạm thời hoặc vĩnh viễn, không xả rác vào hệ thống thoát nước, xây các bể chứa nước mưa để giảm mức ngập lụt…

Trong khi đó, để ứng phó với nền nhiệt độ tăng, các cá nhân, đơn vị có thể trồng cây trong các chậu cảnh, trồng dây leo trước nhà, tạo sự thông thoáng tự nhiên, lắp đặt vật liệu tạo bóng mát để giảm bức xạ mặt trời, sử dụng các vật liệu nhẹ để tăng độ phản xạ ánh sáng mặt trời…

Đặc biệt, ấn phẩm cũng nhấn mạnh, trong quá  trình  thích ứng dựa vào cộng đồng, các cộng đồng kiểm soát toàn bộ hoạt động từ đánh  giá,  lập  kế  hoạch  và  thực  hiện  các  biện pháp thích ứng; họ đóng vai trò chính yếu trong việc nâng cao nhận  thức qua việc chia sẻ hiểu biết của mình. Tuy nhiên, họ cần được các tổ chức xã hội dân sự và chính quyền địa phương hỗ trợ bằng cách cung cấp thông tin, xây dựng năng  lực về biến đổi khí hậu, thích ứng và các hoạt động huy động cộng đồng.

Quý độc giả quan tâm tới cuốn sổ tay, có thể tham khảo tại đây.

 

(BĐKH)
Hồng Ngọc

(Thiennhien Net)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *