Giới thiệu

14962648_1116742865077604_5492772062371433726_nTrung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận của Việt Nam. Chúng tôi hoạt động với mục đích thúc đẩy sự tham gia và tăng cường năng lực cho các tổ chức và nhóm địa phương nhằm hướng tới các giải pháp tốt hơn cho các vấn đề môi trường có liên quan đến cuộc sống của họ, đóng góp váo sự phát triển của xã hội dân sự và môi trường bền vững ở Việt Nam.

Trung tâm C&E được thành lập vào giữa năm 2008 từ tổ chức tiền thân là Nhóm tư vấn Quỹ môi trường Sida (SEF) do Đại sứ Quán Thụy Điển thành lập vào năm 1997. Trung tâm C&E kế thừa các kinh nghiệm và bài học của SEF trong hơn 12 năm hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ các sáng kiến cộng đồng trong bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và thúc đẩy các tổ chức phi chính phủ và tổ chức cộng đồng hoạt động ở cấp cơ sở trong hơn 300 dự án nhỏ trên toàn Việt Nam.

 Tầm nhìn: C&E mong muốn trong tương lai ở Việt Nam các cộng đồng địa phương, các nhóm và các tổ chức tham gia tích cực trong các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì cuộc sống bền vững.

 Sứ mệnh: C&E hoạt động nhằm hỗ trợ cộng đồng địa phương, các tổ chức cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự thực hiện các sáng kiến về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy quá trình phát triển bền vững

Mục đích :

  • Hỗ trợ các tổ chức cộng đồng, các tổ chức xã hội dân sự nâng cao nhận thức và năng lực về quyền để tiếp cận và sử dụng các nguồn lực xã hội cho phát triển sinh kế bền vững, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Hợp tác và hỗ trợ các nhóm/tổ chứcxã hội nghề nghiệpvà các tổ chức phi chính phủ địa phương nâng cao năng lực hỗ trợ các tổ chức cộng đồng, vận động chính sách về môi trường và phát triển cũng như năng lực trong giám sát các chính sách và chương trình dự án của chính phủ
  • Thành lập và duy trì mạng lưới trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhóm/tổ chức và các bên có quan tâm.

Các lĩnh vực hoạt động của tổ chức bao gồm:

  • Nghiên cứu về tác động xã hội và môi trường đối với cộng đồng địa phương và sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.
  • Can thiệp: C&E thiết kế và chuyển các sáng kiến địa phương thành các dự án can thiệp để quản lý bền vững các nguồn tài nguyên.
  • Xây dựng năng lực cho cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự dưới hình thức đào tạo, tập huấn, đối thoại, diễn đàn về môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên để họ có thể tham gia một cách hiệu quả trong các hoạt động phát triển và quá trình ra quyết định ở các địa phương.
  • Vận động chính sách để tăng cường tiếng nói của công chúng đối với các vấn đề cụ thể liên quan tới môi trường và nhận xét về chính sách và kế hoạch về môi trường và phát triển bền vững và vận động trong quá trình chính sách và ra quyết định.
  • Xây dựng mạng lưới: thúc đẩy tính liên kết nhằm duy trì và kết nối các sáng kiến môi trường của cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự trên phạm vi cả nước

Năng lực của tổ chức cho việc thực hiện dự án: C&E hiện có 14 cán bộ làm việc toàn thời gian và bán thời gian ở các vị trí quản lý, chuyên gia, hỗ trợ. Đội ngũ quản lý và hỗ trợ có trình độ và giàu kinh nghiệm trong công tác quản lý và hỗ trợ hậu cần cho tổ chức và các chương trình, dự án, hoạt động quy mô vừa và nhỏ (xem thống kê các dự án). Các chuyên gia có trình độ cao và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xã hội, kinh tế, môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển cộng đồng, trong đó có các vấn đề về thể chế, luật pháp và chính sách (xem danh sách nhân sự đính kèm). Bên cạnh đó, C&E có một mạng lưới rộng khắp các chuyên gia quốc gia và địa phương và có sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương.

Ngày bắt đầu hoạt động: 27 tháng 8 năm 2008

Đăng ký hoạt động   

Đăng ký hoạt động theo hình thức là thành viên của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam theo quyết định số 1202/QD-LHH ngày 27 tháng 8 năm 2008 và giấy phép hoạt động số A-75 của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 12 tháng 9 năm 2008

Ngân sách năm, các nguồn ngân sách chính.

Từ các dịch vụ tư vấn các hoạt động của dự án tài trợ bởi các nhà tài trợ trong nước và quốc tế, bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam, Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam, Văn phòng Rosa (Đức)

Phạm vi địa lý và các lĩnh vực chuyên môn

C&E hoạt động trên toàn Việt Nam tập trung vào khu vực nông thôn miền núi. Các lĩnh vực chuyên môn của C&E gồm:

1) Nghiên cứu: tiến hành các nghiên cứu có chất lượng về tác động xã hội và môi trường đối với cộng đồng địa phương, ví dụ như tác động của biến đổi khí hậu, tiêu dùng và sản xuất bền vững, tác động môi trường xã hội đối với việc xây dựng các khu công nghiệp và công trình công cộng, sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.

2) Can thiệp: C&E thiết kế và chuyển các sáng kiến địa phương thành các dự án can thiệp để quản lý bền vững các nguồn tài nguyên. Chúng tôi khuyến khích các cộng đồng địa phương khởi xướng và thực hiện các hoạt động can thiệp với sự tin tưởng rằng các cộng đồng địa phương là người am hiểu rõ nhất và có giải pháp tốt nhất đối với các vấn đề địa phương.

3) Xây dựng năng lực cho cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự dưới hình thức đào tạo, tập huấn, đối thoại, diễn đàn về các vấn đề mới nổi liên quan tới bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Điều này giúp các cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự có thể tham gia một cách hiệu quả trong các hoạt động phát triển và quá trình ra quyết định ở các địa phương.

4) Vận động chính sách để tăng cường tiếng nói của công chúng đối với các vấn đề cụ thể liên quan tới việc theo dõi môi trường và phát hiện các sai phạm về luật pháp môi trường, đưa ra các nhận xét đối với chính sách và kế hoạch về các vấn đề môi trường và phát triển bền vững, và vận động trong quá trình chính sách và ra quyết định.

Kết nối quốc tế và kết nối với các tổ chức địa phương khác

C&E kế thừa và duy trì quan hệ hợp tác với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể quần chúng địa phương đã được SEF xây dựng nên qua hơn 300 dự án nhỏ trong suốt 12 năm hoạt động thông qua các hoạt động mạng lưới như diễn đàn, bản tin truyền thông, các hội thảo chuyên môn v.v. Hiện C&E đang triển khai các dự án tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc và Hà Nội và nhận được sự ủng hộ của chính quyền tỉnh, huyện và xã nơi có dự án. Chúng tôi cũng có quan hệ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường và phát triển cộng đồng, gồm Viện Môi trường và Phát triển Bền vững, Trung tâm Hành động vì Đô thị, Trung tâm Giáo dục và Truyền thông Môi trường, Trung tâm Sống và Học tập vì Cộng đồng, Mạng lưới thế hệ xanh, Hội KHKT Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi hội Bảo tồn thiên nhiên Thừa Thiên Huế,… để đóng góp vào phong trào chung ở Việt Nam, mang lại tiếng nói cho cộng đồng, vận động chính sách và thúc đẩy thay đổi nhận thức và hành động trong cộng đồng vì môi trường và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, C&E có quan hệ hợp tác với các nhà tài trợ trong và ngoài nước, gồm Chính phủ Việt Nam, một số đại sứ quán, đại diện của các tổ chức chính trị và một số công ty tư nhân, cụ thể như sau:

Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) – Một tổ chức chính trị của Đức hoạt động ở Việt Nam từ năm 2009. Trong năm 2010, với sự hỗ trợ của RLS, C&E đã tổ chức thành công hội thảo “Quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân” ở Thừa Thiên Huế. Hội thảo đã thu hút 67 người tham gia đến từ các tổ chức đa dạng, cộng đồng địa phương và cơ quan trong cả nước. Từ đầu năm 2011, C&E đã trở thành đối tác chính thức của RLS và nhận hỗ trợ của RLS để thực hiện dự án ” Xây dựng năng lực quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam: Cách tiếp cận dựa trên quyền” vào năm 2011. Hiện nay, C&E và RLS đã phát triển các chương trình / quan hệ đối tác chiến lược trong ba năm tiếp theo 2012-2014 với dự án “Quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực để cải thiện các quyền và địa vị pháp lý của cộng đồng dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên ở miền Trung Việt Nam” (2012-2014)

Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) có quan hệ hợp tác với C&E từ năm 2009 trong cuộc khảo sát toàn cầu về lối sống bền vững (GSSL) – một sáng kiến chung của UNEP và lực lượng đặc nhiệm về lối sống bền vững dẫn đầu là Thụy Điển và một số tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Cuộc điều tra được thực hiện thành công tại Việt Nam, thu được hơn 500 phiểu trả lời từ giới trẻ Việt Nam để chia sẻ cách sống và tầm nhìn của họ cho tương lai với bạn bè từ khắp nơi trên thế giới và các nền văn hóa khác nhau. Tiếp nối thành công này, C&E tham gia vào Chương trình Kết nối trẻ (YouthXChange) của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) nhằm thúc đẩy lối sống và tiêu dùng bền vững trong giới trẻ đô thị trên toàn cầu nhằm đưa các nội dung vận động này vào Việt Nam.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư  đã hợp tác và hỗ trợ cho C&E trong Cuộc khảo sát toàn cầu về lối sống bền vững năm 2009 và tiếp tục quan hệ đối tác với C&E trong chương trình Kết nối trẻ (YouthXChange), cụ thể là hoạt động tập huấn lồng ghép bền vững vào các công tác lập kế hoạch và ra quyết định cho các sinh viên kinh tế kế hoạch và đầu tư ở các trường đại học, góp phần đưa bền vững tới giới chuyên môn trong quy hoạch và đầu tư. (2009-2014)

Tập đoàn SGS -Thụy Sĩ và SGS-Việt Nam- hoạt động trong lĩnh vực kiểm định, xác minh, thí nghiệm và cấp giấy chứng nhận trên toàn cầu bắt đầu hỗ trợ cho C&E từ năm 2010 -2012 và cam kết hỗ trợ dài hạn theo các kế hoạch 3 năm 2013-2015 trong chương trình Kết nối trẻ (YXC) của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) nhằm thúc đẩy lối sống và tiêu dùng bền vững trong giới trẻ đô thị ở Việt Nam.

Sida – Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội: Tiếp nối mối quan hệ của Quỹ môi trường Sida được Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội thành lập, Sida- Đại sứ quán Thụy Điển tiếp tục cam kết tài trợ cho C&E và hai đối tác khác gồm Trung tâm hành động vì sự phát của đô thị và Kế hoạch hành động toàn cầu của Thụy Điển trong việc xây dựng các nhóm sinh thái trong trường học và thúc đẩy lối sống bền vững về mặt môi trường cho các hộ gia đình tại Việt Nam thông qua Dự án Cộng đồng hành động vì sự biến đổi khí hậu thông qua hợp tác đối tác cho giai đoạn 2010 – 2013.

Đại sứ quán New Zealand tại Hà Nội hiện đang hỗ trợ C&E thực hiện dự án Tăng cường năng lực cho phụ nữ dân tộc Sán Dìu để cải thiện điều kiện sống và giảm nghèo trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Tam Đảo (2011-2012) là một phần trong cam kết của Chính phủ New Zealand nhằm thúc đẩy xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ cho các nhóm người yếu thế ở Việt Nam.

 

Các dự án và hoạt động của tổ chức

Hoạt động và các dự án của C&E:

  • “Khảo sát toàn cầu về lối sống bền vững” (GSSLViệt Nam) (2009-2010)– phối hợp với Nhóm công tác UNEP về Lối sống bền vững, tài trợ bởi DSENRE-MPI và Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển (Sida)
  • “Xây dựng năng lực về lối sống bền vững cho Giới trẻ”tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh (2010-2012), tài trợ bởi Tập đoàn SGS Thụy Sĩ, và DSENRE-MPI và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP)
  • Xây dựng năng lực quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam: Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền” (2010-2011) và “Quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực để cải thiện các quyền và địa vị pháp lý của cộng đồng dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên ở miền Trung Việt Nam” (2012-2014, tài trợ bởi Rosa Luxemburg Stiftung, Việt Nam.
  • “Hợp tác đối tác hành động cộng đồng về biến đổi khí hậu” tại Hà Nội, Thái Bình và Thừa Thiên Huế (2011-2013).tài trợ bởi Sida-Đại sứ quán Thụy Điển, Hà Nội, đồng thực hiện cùng Trung tâm Hành động vì Sự phát triển đô thị và Tổ chức Kế hoạch hành động toàn cầu(GAP)
  • “Trao quyền cho phụ nữ dân tộc Sán Dìu để cải thiện điều kiện sống và xóa đói giảm nghèo tại vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo” tài trợ bởi Đại sứ quán New Zealand, Hà Nội (2011 – 2012).
  • “Thay đổi Hành vi tại Công sở (phối hợp với GAP)” (2011-2012), GAP là một mạng lưới các tổ chức quốc tế cùng làm việc với nhau trong việc nâng cao năng lực cộng đồng về vấn đề sống và làm việc theo thói quen bền vững hơn
  • “Sống xanh cộng đồng” thực hiện với Trung tâm Hành động vì Đô thị về hành vi sống xanh với đối tượng giáo viên các trường học trong dự án Em học sống xanh (2011-2012).

 

  • Với UNDP Việt Nam để “Phát triển và thiết kế tài liệu quảng bá đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chu Rang” (2011).
  • Với DSENRE-MPI và UNDP VN để “Soạn thảo tóm tắt chính sách cho các nghiên cứu về biến đổi khí hậu”; “Tư vấn xây dựng khung chiến lược cho phát triển xanh”; và sự kiện “Tương lai chúng ta mong muốn- thông điệp của thanh niên Việt Nam gửi đến Rio 20” (2011-2012).