Biến đổi khí hậu được lồng ghép trong giai đoạn 2015 – 2017 của dự án

Mô hình CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường tại hai thôn Areh (xã Tà Lu), thôn Xà Nghìn I (xã Zà Hung) của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam và mô hình Ban quản lý rừng cộng đồng Bản Khe Trăn (xã Phong Mỹ) của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được chính quyền địa phương công nhận và được giới thiệu với các cấp quản lý chuyên ngành ở Trung Ương và các tỉnh khác. Đây là mô hình quản lý rừng cộng đồng thông qua việc thành lập các CLB (tự bầu cử dân chủ), nâng cao năng lực cho các CLB, và quan trọng các CLB có được địa vị pháp lý với chính quyền địa phương.

Trong giai đoạn 2015-2017, dự án đã bổ sung một số vấn đề/hoạt động mới để phù hợp và nhân rộng mô hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng từ CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường, cụ thể. Thứ nhất, Về mặt địa lý, dự án sẽ mở rộng ra một huyện mới ở Quảng Nam và một huyện của tỉnh Bình Định. Thứ hai, Biến đổi khí hậu sẽ là một hợp phần trong nâng cao nhận thức/khả năng cho người dân vì vùng dự án thuộc khu vực chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu trong khi công tác truyền thông về biến đổi khí hậu ở vùng dân tộc thiểu số còn thiếu và không thích hợp. Thứ ba, Hình thành mạng lưới Vận động chính sách cho mô hình quản lý bền vững rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân ở miền Trung Việt Nam.

Và trong năm 2015 này, dự án sẽ tập trung thực hiện các hoạt động: Tiếp tục hỗ trợ hoạt động của 2 CLB sử dụng rừng thân thiện với môi trường tại huyện Đông Giang, Quảng Nam mà dự án đã thành lập từ năm 2013 và 2014; Xây dựng thêm (mới) 2 CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường tại huyện Tây Giang, Quảng Nam; Nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương thông qua tập huấn về trách nhiệm pháp lý và quyền đối với rừng có lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH); Thành lập và vận hành Tổ công tác hỗ trợ hoạt động của dự án cấp địa phương tại Quảng Nam;…Với mục tiêu nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân tộc thiểu số tại vùng dự án về quyền và trách nhiệm đối với rừng được giao. Và hình thành mạng lưới Vận động chính sách cho mô hình quản lý bền vững rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân – đảm bảo cân bằng lợi ích môi trường và phương thức truyền thống của cộng đồng địa phương trong đó người dân tham gia tích cực thông qua các câu lạc bộ.

Với những hoạt động được tích hợp BĐKH trong ba năm tới của dự án thì chúng tôi tin rằng CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường, cán bộ địa phương,…sẽ hiểu hơn và có những giải pháp cừng và mềm phù hợp nhất để giảm thiểu tối đa những tác động, và thích ứng tốt với BĐKH trong vấn đề quản lý bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số hai tỉnh Quảng Nam và Bình Định.

Dự án: “Quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực để cải thiện việc sử dụng quyền và địa vị pháp lý của cộng đồng dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên ở miền Trung Việt Nam (giai đoạn 2015 – 2017)” tiếp tục được tài trợ bởi Viện Rosa Luxemburg Stiftung (RLS), Cộng hòa Liên bang Đức vùng Đông Nam Châu Á. Và dự án được thực hiện bở Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E). Đối tác chính tại địa phương của dự án là Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Quảng Nam.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *